Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Lễ công bố Quyết định công nhận Khu du lịch quốc gia Mộc Châu
    Tin Thế Giới
Ukraine liên tục tấn công nhà máy lọc dầu Nga, lực lượng Wagner nhận nhiệm vụ mới
    Tin Việt Nam
Nam sinh người Việt lọt top gương mặt trẻ nổi bật châu Á
    Tin Cộng Đồng
Dịch tả lợn Châu Phi tái bùng phát diện rộng tại Bắc Kạn
    Tin Hoa Kỳ
Nợ công, thâm hụt ngân sách của Mỹ khiến giới tài chính bất an
    Văn Nghệ
Vợ chồng họa sĩ 9X khơi dậy đam mê cho trẻ tự kỷ
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Thế Giới
Ấn Độ quyết liệt với vụ hộ chiếu mới của Trung Quốc
Ấn Độ mới đây đã lên tiếng phản đối gay gắt việc Trung Quốc cho in lên hộ chiếu mới của nước này hình bản đồ trong đó bao gồm nhiều vùng lãnh thổ đang nằm trong tranh chấp với các nước láng giềng. Chưa dừng lại ở đó, Ấn Độ còn có động thái “ăn miếng trả miếng” quyết liệt.

 


Ngoại trưởng Ấn Độ - ông Salman Khurshid hôm 24/11 đã tuyên bố, việc Trung Quốc cho in hình bản đồ nước này lên hộ chiếu mới, trong đó bao gồm cả bang Arunachal Pradesh và khu vực Aksai Chin thuộc Himalaya của Ấn Độ là một điều “không thể chấp nhận được”.

 

Ấn Độ đã ngay lập tức có đòn trả đũa quyết liệt bằng cách tiến hành cấp thị thực mới cho công dân Trung Quốc. Thị thực này được in hình bản đồ của Ấn Độ trong đó bao gồm đầy đủ những phần lãnh thổ đang  nằm trong tranh chấp giữa nước này với Trung Quốc.



Với tư cách là hai nước láng giềng đồng thời là hai siêu cường mới nổi của Châu Á, Ấn Độ và Trung Quốc có mối quan hệ rất phức tạp. Thương mại song phương giữa hai nước phát triển với tốc độ chóng mặt, với giá trị trao đổi thương mại từ mức 3 tỉ USD cách đây một thập kỷ nhảy vọt lên mức 75,5 tỉ USD hàng năm hiện nay. 



Tuy nhiên, Bắc Kinh luôn tỏ ý lo ngại với mối quan hệ gắn bó, thân thiết giữa Ấn Độ với Washington. Ngược lại, New Delhi cũng cảm thấy bất an trước những động thái tăng cường sức mạnh quân sự hiện nay của Trung Quốc. New Delhi cũng luôn nghi ngờ Trung Quốc cung cấp vũ khí và là đồng minh thân thiết với địch thủ lâu đời của họ - Pakistan. Ngoài ra, Trung Quốc và Ấn Độ còn đang có tranh chấp lãnh thổ căng thẳng ở khu vực biên giới. Hai nước, đặc biệt là Ấn Độ, chưa thể quên được cuộc chiến tranh biên giới giữa họ cách đây một thế kỷ.



Bất chấp 15 vòng đàm phán cấp cao đã diễn ra nhằm giải quyết cuộc tranh chấp giữa New Delhi và Bắc Kinh xung quanh việc biên giới Himalaya nằm ở đâu, cả Trung Quốc và Ấn Độ đều không chịu nhượng bộ trong vấn đề lãnh thổ.

 

Sóng gió ngoại giao mới giữa Trung Quốc với các nước láng giềng

 

Hôm 22/11, báo chí nước ngoài đã đưa tin về việc Trung Quốc lại làm leo thang căng thẳng ở biển Đông khi đưa bản đồ nước này, trong đó có cả những vùng lãnh thổ tranh chấp, vào trong hộ chiếu phổ thông cấp cho người dân. Đây là một hình thức xâm phạm chủ quyền mới của Trung Quốc đối với các nước láng giềng.



Động thái đưa “đường lưỡi bò” vào hộ chiếu của Trung Quốc đang gây ra một cơn sóng gió ngoại giao mới giữa Trung Quốc với các nước trong khu vực, trong đó có cả Ấn Độ.

 

Ngay chiều hôm 22/11, tại cuộc họp báo định kỳ, Việt Nam đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ việc Trung Quốc đưa đường đứt đoạn vào hộ chiếu phổ thông điện tử cho công dân của nước này.

 

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị cho biết: “Việc làm trên của Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với các vùng biển liên quan ở Biển Đông. Đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội trao công hàm phản đối và yêu cầu Trung Quốc hủy bỏ những nội dung sai trái in trên hộ chiếu phổ thông điện tử nói trên”.



Philippines - nước cũng đang có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc ở biển Đông, cũng đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ động thái đưa đường 9 đoạn vào hộ chiếu của Trung Quốc.

 

Vùng lãnh thổ Đài Loan cũng chỉ trích gay gắt hộ chiếu mới của Trung Quốc. “Tấm hộ chiếu đó phớt lờ thực tế và chỉ gây kích động ra các cuộc tranh chấp”, một quan chức của Vùng lãnh thổ Đài Loan cho biết.

 

Mới đây nhất, hôm 26/11, Mỹ tuyên bố, nước này không công nhận bản đồ mới gây tranh cãi mà Trung Quốc cho in lên hộ chiếu của nước này, trong đó bao gồm nhiều vùng lãnh thổ đang nằm trong tranh chấp với các nước láng giềng.

 

“Không, chúng tôi không công nhận điều đó. Lập trường của chúng tôi về vấn đề Biển Đông như các bạn đã biết, đó là, vấn đề này cần phải được thảo luận, đàm phán giữa các bên liên quan, giữa ASEAN với Trung Quốc. Và các bạn cũng biết rõ, một bức hình trên hộ chiếu không làm thay đổi được điều gì cả”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ - bà Victoria Nuland cho các phóng viên biết tại cuộc họp báo định kỳ ngày hôm qua.

 

Bản thân giới chuyên gia Trung Quốc cũng phản đối hộ chiếu mới của nước này. Đồng thời, nhiều người dân Trung Quốc cũng bắt đầu phàn nàn về những rắc rối mà họ gặp phải khi sử dụng hộ chiếu mới.

 

“Tôi không hiểu tại sao họ là quyết định làm vậy. Nó chẳng thể giải quyết được bất kỳ tranh chấp nào với các nước láng giềng mà lại còn khiến chúng ta bị đáp trả từ các nước khác”, ông Niu Jun, giáo sư về quan hệ quốc tế ở trường Đại học Bắc Kinh, cho biết.

 

Việt Nam hiện tại từ chối cấp thị thực cho những hộ chiếu mới của Trung Quốc. Khi sử dụng hộ chiếu mới, người dân Trung Quốc chỉ được phép nhập cảnh vào Việt Nam bằng cách đóng dấu vào một giấy thông hành rời.


 

DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Ukraine liên tục tấn công nhà máy lọc dầu Nga, lực lượng Wagner nhận nhiệm vụ mới (21-05-2024)
    Ông Putin tới Iran dự lễ tang Tổng thống Raisi với 4 chiếc Su-35 hộ tống (21-05-2024)
    Iran tổ chức bầu cử tổng thống ngày 28/6 (21-05-2024)
    Lệnh trừng phạt của Mỹ có gây ra khủng hoảng hàng không Iran? (21-05-2024)
    Lính dù Nga tấn công như vũ bão, giành được trọng điểm của Ukraine gần Avdiivka (21-05-2024)
    Iran: Làm rõ hiểu lầm về chiếc trực thăng chở Tổng thống Iran gặp nạn (21-05-2024)
    Sự ra đi của Tổng thống Iran ảnh hưởng thế nào đến xung đột Israel - Hamas? (21-05-2024)
    Phi công Nga phân tích nguyên nhân vụ tai nạn trực thăng của Tổng thống Iran (21-05-2024)
    Cuộc đối đầu giữa Nga và Ukraine bên ngoài chiến tuyến (20-05-2024)
    Nhìn lại an toàn hàng không Iran sau vụ trực thăng chở Tổng thống Raisi gặp nạn (20-05-2024)
    Vụ rơi trực thăng chở Tổng thống Iran: Động thái của ông Putin (20-05-2024)
    Chân dung Tổng thống Iran Ebrahim Raisi, người thiệt mạng trong vụ rơi trực thăng (20-05-2024)
    Jordan kêu gọi điều tra tội ác chiến tranh ở Gaza, miền bắc Israel bị tấn công (20-05-2024)
    Sự thực tiêm kích F-16 xuất kích tấn công Vovchansk (20-05-2024)
    Ông Zelensky nói về tình hình Kharkiv, Nga cảnh báo mở rộng vùng đệm an ninh (18-05-2024)
    Hungary và Serbia cam kết tăng cường quan hệ trong bối cảnh căng thẳng khu vực (18-05-2024)
    Quốc hội Croatia phê chuẩn Chính phủ mới do Thủ tướng đương nhiệm đứng đầu (18-05-2024)
    Nhật Bản: Gấu tấn công cảnh sát đang tìm kiếm người mất tích trong rừng (18-05-2024)
    Tổng thống Putin: Nga-Trung quyết tâm thúc đẩy trật tự thế giới đa cực (16-05-2024)
    Patrior sẽ lập tức bị phá hủy nếu được đưa tới Kharkiv? (16-05-2024)

Các bài viết cũ:
    Triều Tiên sắp phóng tên lửa tầm xa dọa các cường quốc? (27-11-2012)
    Hoa Kỳ không công nhận hộ chiếu «lưỡi bò» của Trung Quốc  (27-11-2012)
    Bắc Kinh chuẩn bị gây rắc rối mới (26-11-2012)
    2013 Ấn Độ sẽ tiếp nhận một chiếc tàu sân bay của Nga  (26-11-2012)
    Philippines kêu gọi quân đội bảo vệ chủ quyền trên Biển Đông  (26-11-2012)
    Thêm tiết lộ về tài sản của thủ tướng Trung Quốc  (26-11-2012)
    Bãi Scarborough : Trung Quốc lại đả kích Philippines đòi chủ quyền  (26-11-2012)
    Học giả Indonesia: Trung Quốc ‘quá ngạo mạn’ (25-11-2012)
    Philippines tuyên bố cứng rắn với Trung Quốc (25-11-2012)
    Bạo động đẫm máu ở thủ đô Bangkok (25-11-2012)
    Bangkok : Hàng chục ngàn người biểu tình đòi lật đổ chính phủ  (24-11-2012)
    Việt Nam : lạm phát tăng nhanh trong tháng 11  (24-11-2012)
    Tranh chấp Biển Đông cũng lan đến một hội nghị tại thủ đô Azerbaijan  (24-11-2012)
    Trung Quốc chính thức phát hành bản đồ đầu tiên của "Thành phố Tam Sa" ngoài Biển Đông  (24-11-2012)
    Việt Nam và Ấn Độ chống lại hộ chiếu "áp đặt chủ quyền" của Trung Quốc  (24-11-2012)
    Châu Á chịu tác động gì từ chiến lược mới của Mỹ (23-11-2012)
    Nữ Thủ tướng Thái Lan đối mặt với nguy cơ bị lật đổ (23-11-2012)
    Bắc Triều Tiên chuẩn bị phóng hỏa tiễn tầm xa mới  (23-11-2012)
    Hàn Quốc tập trận tại đảo bị Bắc Triều Tiên pháo kích 2 năm trước  (23-11-2012)
    Đến lượt Đài Loan phản đối hộ chiếu « lưỡi bò » của Trung Quốc  (23-11-2012)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153194373.